Tài nguyên thiên nhiên Đắk_Mil

Kết quả điều tra của Phân viện điều tra quy hoạch và thiết kế - Bộ Nông nghiệp cho thấy: Đăk Mil là huyện có diện tích đất khá phong phú và màu mỡ (phần lớn là đất Basalt) thuận tiện cho việc phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị cao.

Huyện Đăk Mil nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật với hai loại hình rừng

Rừng nửa rụng lá: Điển hình là Bằng lăng (Lagerstromea.Sp), Căm xe (Xylia Dlarfriformis), Dầu (Dipterocarpu.Sp), Gáo vàng…phân bố ở các vùng ẩm, tầng đất sâu. Loại rừng này có khả năng tái sinh kém, hầu hết phục hồi sau khi bị phá làm rẫy là loại cây tái sinh ưu sáng mọc nhanh.Rừng khộp: Gồm các loại cây họ dầu chiếm ưu thế (Dipterocarpaceae) như các chi: Dipterocarpus; Shorea; pentamea; Xylia, Hopea; Terminalia…loại rừng này có đặc điểm là cây tái sinh mạnh chịu được điều kiện khắc nghiệt như khô hạn, lửa rừng…và có thể tồn tại trên vùng lập địa xấu.

Tài nguyên khoáng sản của Đăk Mil qua các tài liệu điều tra nghiên cứu, có hai loại khoáng sản chính:

  • Đá xây dựng: Mở đá bazan đã được thăm dò và khai thác tại xã Đăk R’la là mở Đô Ry, chất lượng đá có hàm lượng SO3 nhở, các thành phần khác đều đạt TCVN, tính chất cơ lý tốt có thể sử dụng làm đá xây dựng với các sản phẩm đá chẻ; đá hộc; đá rải đường; bê tông nhựa; bê tông xi măng. Trữ lượng mở Đô ru là 4,5 triệu m3, sản lượng khai thác bình quân 40.000m3 - 50.000m3 /năm. Ngoài ra, hiện còn 4 mở quy mô nhỏ đang được khai thác tại các xã Đăk Lao (02 mỏ), Đăk N’Drot (01 mỏ) và Đức Mạnh (01 mỏ).
  • Mỏ Bauxit từ Thuận An kéo đến Đăk R’la: Hiện đã được khoanh vùng và đang tiến hành thăm dò tìm kiếm và đánh giá sơ bộ về trữ lượng và chất lượng quặng.
  • Ngoài ra, qua thăm dò đã phát hiện trên địa bàn xã Đăk Găn có mở đá quý (Opan – Caxeđoan) với địa tầng chứa quặng tồn tại trong tầng Bazan, đang tiến hành thăm dò tìm kiếm và đánh giá sơ bộ về trữ lượng và chất lượng quặng.